LIÊN HỆ HOTLINE: 0906 05 6261- Mr. Quân

Mua Nhà The Krista - Trúng Liền VesPa

Tưng bừng khuyến mãi khi mua căn hộ The Krista .Bạn có cơ hội nhận ngay 1 chiếc Vespa sành điệu.

Tòa Nhà Hạng Sang LoTus chính thức mở bán

Capitaland chính thức mở bán tòa nhà Lotus căn hộ Vista Verde - Dự án được đánh giá là căn hộ đẹp nhất Việt Nam do Hội bất động sản Châu Á Thái Bình Dương bầu chọn.

Vinhome Central Park - Biệt thự dành cho đại gia thành phố

Vingoup vừa chính thức mở bán Khu biệt thự dành cho giới đại gia.Ngay khu phức hợp Vinhome Central park

Những Lời Khuyên Của Chuyên Gia Phong Thủy Cho Ngôi Nhà Của Bạn

Phong thủy trong nhà ở là điều hết sức cần thiết,nó đem lại thịnh vượng cho gia chủ ,chính vì vậy mà việc hiểu biết về phong thủy sẽ giúp cho bạn phòng tránh được rủi ro không đáng có.

Sắp mở bán tòa ODChild siêu dự án Vista Verde

Trong tháng 9 chủ đầu tư CapitaLand sẽ mở bán tháp T3 ( Odchild ) siêu dự án Vista Verde ..Đây là tòa nhà đẹp nhất của dự án

DoPhuQuy's Blog
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức Bất Động Sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức Bất Động Sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Tiết Lộ Động Trời Của Doanh Ngân 9X Tuệ Nghi - " Để Đầu Tư Bất Động Sản Thành Công"




Doanh nhân trẻ 9x thành công trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc - Phan Thanh Bảo Ngọc chia sẻ với độc giả những "tử huyệt" khi đầu tư vào lĩnh vực địc ốc, đó là giải phóng mặt bằng ì ạch, vướng chính sách, bị cắt tín dụng đột ngột hoặc nâng lãi suất...

1. là rủi ro trong quá trình giải phóng mặt bằng
. Đây không chỉ là yếu tố sống còn, mối bận tâm mà cũng là sự hồi hộp của phần lớn các doanh nghiệp BĐS vì khi có đất sạch mới đảm bảo triển khai dự án theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng được diễn ra thuận lợi. Quá trình GPMB thường có nhiều khoản chi phí phát sinh như: giá đất tăng hoặc chủ đất eo sách, các loại thuế, các khoản dự phòng... và có thể kéo dài trong nhiều năm chưa dứt.

- 2  là rủi ro về hạ tầng và môi trường xung quanh dự án đầu tư.
 Nhà đầu tư nên lưu ý những nơi có cơ sở hạ tầng yếu kém và ô nhiễm môi trường, thiếu thốn tiện ích... vì chúng có thể làm giảm giá trị khai thác của dự án, thậm chí khiến sản phẩm ế ẩm. Ngược lại, nếu dự án nằm trong khu quy hoạch hạ tầng đồng bộ, có môi trường sống tốt sẽ rất hút khách cũng như được nhiều nhà đầu tư quan tâm và chọn mua. Tuy vậy, tiến độ hạ tầng không phải do cá nhân hay doanh nghiệp tự quyết định mà phụ thuộc vào dòng vốn ngân sách. Không hiếm trường hợp dự án đã xây xong nhưng chờ mãi chưa thấy cầu đường kết nối dẫn đến thất bại.

- 3 là rủi ro về chính sách:
. Các chính sách có tác động trực tiếp đến dự án như thuế, ngân hàng, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở hay Luật Kinh doanh Bất động sản mới sửa đổi... đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh BĐS. Chính sách có thể trở thành cú hích kéo thị trường đi lên và ngược lại nó cũng có khi đánh gục các doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân nếu chẳng may vướng mắc chỉ vài chi tiết nhỏ. Chẳng hạn như cách tính tiền sử dụng đất hiện nay đã và đang trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều nhà đầu tư địa ốc. Trên thị trường có rất nhiều dự án "án binh bất động" suốt một thời gian dài chỉ vì nếu nộp tiền sử dụng đất thì chủ đầu tư sẽ lỗ nặng. Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi và phân tích những ảnh hưởng, tác động cụ thể của các chính sách đến dự án liên quan.
đầu tư địa ốc

Nữ doanh nhân 9x Tuệ Nghi từng được nhiều người biết
đến với thành công trong việc buôn bán nhà cũ nát

4 là rủi ro về lãi suất. 

Các dự án lớn hiện nay dựa vào sự hỗ trợ tài chính của các ngân hàng là chủ yếu. Phần lớn các chủ đầu tư đều phải đi vay vốn và chi phí sử dụng vốn cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Các khách hàng cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đi vay khi mua dự án. Song, hiện nay lãi suất các ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn quá cao so với các nước, thêm vào đó, việc điều chỉnh lãi suất thả nổi, có thể tăng lên bất cứ lúc nào cũng là một rủi ro khá lớn khi đầu tư, kinh doanh BĐS.

5 là rủi ro kinh tế vĩ mô và kinh tế ngành.

 Khủng hoảng kinh tế trong nước, khu vực hay thế giới cũng đều có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với các nước. Việc chọn thời điểm đầu tư hợp lý dựa vào chu kỳ tăng trưởng - suy thoái của nền kinh tế nói chung và của ngành nói riêng có thể sẽ quyết định thắng thua. Thông thường, các chủ đầu tư bao giờ cũng tính toán thời điểm hoàn thành dự án đúng điểm rơi nền kinh tế đang phục hồi trở lại. Nếu tính sai thời điểm thì hậu quả là rất khó lường. Tuy nhiên, chu kỳ tăng trưởng và suy thoái của ngành BĐS tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn là bài toán hóc búa đối với giới đầu tư. Đây chính là ván bào nhiều rủi ro.

 6 là rủi ro về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn hoặc mất cân đối cung cầu.

Bên cạnh việc khảo sát những đối thủ đang hiện diện trong khu vực, nhà đầu tư cũng cần xem xét khả năng xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn, chẳng hạn như sản phẩm thay thế hoặc các dự án khác sẽ hình thành ngay sau đó. Việc có quá nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ có khả năng làm cung vượt cầu và dẫn đến kết quả kinh doanh kém do giá trị BĐS giảm, thậm chí là tồn kho.

7 là rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư.
Dòng vốn đầu tư vào BĐS tại Việt Nam thường không được dồi dào đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư thứ cấp. Do đó, chỉ cần chủ quan trong khâu lên kế hoạch phân bổ vốn cho dự án hoặc suất đầu tư, thiếu nguồn vốn sẽ dẫn đến thiếu những khoản dự phòng rủi ro. Nếu chẳng may nguồn cung cấp vốn gặp vấn đề thì chắc chắn dự án phải hoãn lại, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư. Vì vậy, nếu kế hoạch tài chính không rõ ràng và không đủ năng lực thì không nên vội vàng đầu tư BĐS.

8 là rủi ro về kiến trúc phong thủy

. Phong thủy nhà ở ngày nay cũng giống như một môn khoa học không thể thiếu, do đó việc thiết kế BĐS hài hòa, đạt được sự cân bằng giữa khí, gió và nước trong dự án là yếu tố cá biệt nhưng rất được quan tâm khi đầu tư kinh doanh BĐS tại các nước Đông phương. Tại thị trường BĐS Việt Nam cũng từng xảy ra trường hợp dự án không xem xét môn khoa học này khiến việc khai thác không hiệu quả và bán cả dự án cũng chẳng có ai mua.

-

9 là rủi ro về năng lực quản lý dự án. Thực trạng diễn ra khá phổ biến tại thị trường BĐS Việt Nam là các chủ đầu tư thường tự mình thực hiện tất cả công tác quản lý dự án mà không cần thuê một đơn vị chuyên nghiệp nào. Họ chi phối phần lớn các quyết định từ chọn nhà thầu đến chọn nhà cung cấp và thường là theo cảm tính. Điều này vô hình chung tạo ra nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm, tiến độ và cả phát sinh chi phí cho dự án nếu như đội ngũ quản lý dự án có năng lực kém.


-10 là rủi ro về ý tưởng sản phẩm hay định vị phân khúc thị trường không phù hợp.

-Đa phần các doanh nghiệp BĐS Việt Nam thường bỏ qua khâu nghiên cứu thị trường hoặc thuê nhà vận hành sản phẩm chuyên nghiệp để được tư vấn về ý tưởng và mô hình kinh doanh ngay từ đầu. Điều này khiến cho doanh nghiệp không có được nghiên cứu khả thi, bài bản cho dự án và phân khúc sản phẩm. Đến khi BĐS hình thành không bán được thì đã quá muộn, không thể nào xếp bàn cờ làm lại. Việc tạo ra một BĐS mà thị trường không cần hoặc nhu cầu quá ít cũng giống như bị thương ngay tử huyệt.



Cuối cùng là rủi ro về năng lực vận hành BĐS hay hậu mãi.
 Phần lớn các chủ đầu tư hiện nay chưa từng có kinh nghiệm vận hành tòa nhà hoặc không có quy trình quản lý chuyên nghiệp nhưng họ vẫn trực tiếp chi phối hoạt động này. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vì không đạt yêu cầu hoặc sai quy định hoặc chưa khai thác hết tiềm năng của tài sản và hiệu quả kinh doanh của BĐS cũng không cao. Những vụ tranh chấp, kiện tụng về cách vận hành chung cư, nhà cao tầng của các nhà đầu tư thứ cấp và khách hàng chủ yếu cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Đây chính là chế độ hậu mãi trong hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS. Nếu để chất lượng dịch vụ kém thì rủi ro mất uy tín thương hiệu là rất lớn.

Bất Động Sản Bình Dương - Khi nào niềm tin được lấy lại ?

Từng một thời là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư, nhưng BĐS Bình Dương giờ đang trong cảnh chợ chiều.
Quy hoạch phát triển thành phố mới (TPM) Bình Dương, quy mô 1.000 ha được Chính phủ phê duyệt để trở thành một khu đô thị quy mô, hiện đại và sẽ là quận trung tâm của TP.Bình Dương (khi trực thuộc Trung ương) theo định hướng quy hoạch đến năm 2020 đã tạo nên sức hấp dẫn và sự kỳ vọng về sự phát triển nhanh chóng, khi nhiều nhà đầu tư đã không ngần ngại rót vốn vào các dự án chung cư, nhà ở thương mại...
Trong suốt những năm qua, theo UBND tỉnh Bình Dương, TPM Bình Dương đang được xây dựng ngày càng hoàn thiện theo quy hoạch, nhiều dự án quan trọng đã và đang định hình trong khu vực với tầm cỡ quốc tế. Đồng thời, tỉnh cũng đang tích cực quảng bá, kêu gọi nhiều doanh nghiệp BĐS lớn trong và ngoài nước đầu tư vào “khu đất vàng” này. Cụ thể, TPM bao gồm 7 phân khu chức năng gồm Khu trung tâm chính trị - hành chính; Khu trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán; Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao; Khu trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học; Khu phục vụ cộng đồng… Nổi bật và được xem là dự án tạo lực hút mang tính đột phá là Khu đô thị Tokyu Bình Dương với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, do Công ty TNHH Becamex Tokyu, liên doanh giữa Tập đoàn Tokyu Nhật Bản và Tập đoàn Becamex IDC của Việt Nam đầu tư. Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt dự án khác như Khu công nghệ kỹ thuật cao Mapletree của Singapore; phố Golden Town, dự án Aroma…
Bong bóng bất động sản Bình Dương xì hơi?
Một phần trong KĐT mới Bình Dương vẫn hoang vắng
Khác hẳn với sự rầm rộ đầu tư ban đầu và kỳ vọng “thiên đường” BĐS Bình Dương sẽ tỏa sáng, sinh lời cao cho nhà đầu tư thì chỉ sau vài ba năm trở lại, khi tình hình kinh tế khó khăn thì BĐS Bình Dương lập tức rơi vào cảnh đìu hiu. Tại những mảnh đất “sạch” được quy hoạch khá hoàn chỉnh chỉ còn chờ nhà đầu tư đến triển khai dự án, giờ đây cỏ lau mọc xanh tốt, thỉnh thoảng vẫn có thể bắt gặp cảnh những đàn bò được người dân gần đây chăn thả thong dong. Ngay tại khu trung tâm của TPM Bình Dương, từng là điểm đến tập trung của nhiều nhà đầu tư BĐS, chỉ trong vòng bán kính chưa đầy một km, hàng loạt khu đô thị, nhà ở liền kề được xây dựng nhan nhản. Nhưng, điều đáng nói, toàn bộ những dự án này hầu như rất vắng bóng người ở, thay vào đó là những văn phòng, công ty môi giới BĐS thuê để làm nơi giao dịch, đón chờ cơ hội từ những nhà đầu tư mới. Theo một nhân viên kinh doanh của sàn BĐS Kim Oanh cho biết: “Hầu như các dự án nhà liền kề ở đây đều được tuyên bố đã bán hết sạch, tuy nhiên hầu như không ai dọn đến ở. Khi màn đêm buông xuống, rất ít người dám đi qua khu trung tâm hành chính này vì khá vắng vẻ”. Còn chuyên viên tư vấn sàn BĐS MyLand gần đó cho biết thêm, đa số các căn hộ ở đây đều được người mua cho thuê lại hoặc là bỏ không qua nhiều năm liền. Do vậy, cả một dãy phố mới xây dựng nhưng đã bị xuống cấp trầm trọng. Theo quan sát tại khu vực dự án nhà liền kề của Công ty địa ốc Tấc Đất Tất Vàng, dù là một trong những dự án nằm ở vị trí khá đắc địa, vì ngay đối diện khu công viên rộng 120 ha của TPM và Đại học Quốc tế miền Đông, nhưng gần 100 căn nhà liền kề đều không một bóng người, cửa lúc nào cũng đóng kín.
Lý giải về cảnh tượng vắng vẻ của nhiều dự án BĐS tại đây, một vài chuyên viên tư vấn môi giới BĐS cho rằng, có lẽ do giá nhà đất ở TPM Bình Dương còn khá cao. Cụ thể, một căn hộ liền kề có diện tích hơn 100m2 có giá tầm 3-5 tỷ đồng, đối với biệt thự có mức giá trên 10 tỷ/căn. Thực tế mức giá này chỉ phù hợp với các chuyên gia nước ngoài, nhưng qua tìm hiểu phần lớn nhiều chuyên gia vẫn đang thuê nhà tại TP.HCM, bởi đi lại cũng thuận tiện, hơn nữa có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ cuộc sống sinh hoạt hơn tại Bình Dương. Trong khi với các công nhân, người lao động nhập cư thì mức giá đó chắc chắn ngoài tầm tay. Mặc dù các chủ đầu tư tung ra nhiều gói khuyến mãi hấp dẫn, hỗ trợ cả người mua vay vốn, tìm người thuê lại… nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ để kích thích khách hàng tìm đến. Một nhà đầu tư nhỏ lẻ tại TP.HCM cho biết ông đã mua một căn biệt thự nằm cạnh trung tâm hình chính tỉnh hơn 7 năm nay. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng chỉ mới xây chưa được 10 căn trong tổng số 70 căn biệt thự của dự án và bỏ hoang từ đó đến nay. Chính vì vậy, nhà đầu tư này đã liên tục rao bán căn biệt thự của mình đã hơn 2 năm nhưng không ai dám mua vì nhìn vào cảnh xuống cấp của dự án. Thậm chí, người này còn muốn bán lại nhà cho chủ đầu tư nhưng cũng không được. "Đa số người mua nhà tại đây là các nhà đầu tư lướt sóng đến từ TP.HCM và Hà Nội, khi thị trường nóng sốt họ mua với giá cao nhưng nay thì “mắc kẹt” nên chủ yếu là bỏ trống, chờ đợi thời cơ, còn lại một số nhà đầu tư dài hạn thì hoàn thiện nhà rồi cho người nước ngoài thuê lại, rất ít nhà có người ở tại đây là người Việt".
Ông Nakata Yasuyuki, Tổng Giám đốc Becamex Tokyu cho rằng, mục dù chính sách phát triển trên của chính quyền địa phương là rất tốt, nhưng cần phải mất nhiều thời gian để các kế hoạch này phát huy tác dụng. Hiện tại, cơ sở hạ tầng giao thông, chính sách giải quyết thủ tục đầu tư liên quan đến đất đai vẫn còn quá nhiêu kê, mất thời gian… Do vậy, tỉnh cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp BĐS tiếp cận đất đai, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết các thủ tục pháp lý để có thể nắm bắt thời cơ và tạo dựng được khu quần thể đồng bộ phục vụ cộng đồng dân cư.